Hãy mỉm cười với mưa

Có những thứ con người ta mong đợi, nhưng khi nó đến thì rất ít người nhớ ra, nhận ra rằng đó chính là điều đã...

CƠN GIÓ CUỐI MÙA

Khi những cánh bướm đỏ tươi được ép nhẹ trong trang nhật kí màu hồng, tôi sẽ nói lời tạm biệt anh. Khi trang g...

sự thật về con gái sau khi chia tay

Sau chia tay con gái thường cười nhiều hơn!Nhìn xinh hơn lúc đang yêu!Tập trang điểm nhìn baby dễ thương!....T...

Xót xa chuyện sinh viên “sống thử” rồi vứt con lay lắt cửa chùa

Làng sống thử Chúng tôi tìm đến khu vực nhà trọ dày đặc, san sát ở “Làng đại học Thủ Đức”, nơi giáp ranh tỉnh ...

Đã bắt kẻ chặn đường nữ sinh, khoe 'của quý'

Hàng loạt nữ sinh bị ám ảnh vì liên tục bị một người bệnh hoạn đi theo, chặn đường rồi móc “của nợ” ra khoe.Dâ...

Bắt kẻ ghen cuồng rạch mặt nữ sinh

Ngày 30.4, Cơ quan CSĐT Công an H.Giá Rai (Bạc Liêu) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; đồng thời bắ...
Hot!
Bí quyết kiểm soát chi tiêu khi đang thất nghiệp

Không công ăn việc làm đồng nghĩa với tình trạng tài chính của bạn không được khả quan như khi có việc. Đó chính là lúc mà bạn phải kiểm soát chi tiêu chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Ngạn ngữ nước ngoài có câu: “Hãy điều khiển tình hình tài chính của bạn, nếu không nó sẽ điều khiển bạn” (“Either you run your finances, or they run you”). Điều này đặc biệt đúng khi bạn chí có thu nhập ít ỏi hoặc không có thu nhập. 

Trong lúc thất nghiệp, việc giảm gánh nặng lo ngại về tài chính có thể giúp bạn tập trung vào tìm việc. Nếu vừa bất an về tiền bạc lại vừa loay hoay kiếm việc, bạn có thể rơi vào một mớ bòng bong khó gỡ.

Trang CareerBliss chia sẻ 4 bí quyết giúp bạn kiểm soát tài chính khi thất nghiệp và đang tìm việc:

1. Cắt giảm các hóa đơn hàng tháng
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết được có rất nhiều cách để cắt giảm các chi phí sinh hoạt thường nhật. 

Hãy bắt đầu tận dụng những phiếu mua hàng giảm giá để tiết kiệm tiền khi đi siêu thị. Điều chỉnh các thiết bị điện để giảm bớt số tiền điện phải nộp. Tắm nhanh hơn để giảm khối lượng nước sử dụng. Khi nói chuyện điện thoại, chú ý nói ngắn gọn hơn. Cắt giảm gói dịch vụ truyền hình cáp. Nếu đã dùng điện thoại di động, hãy ngắt điện thoại bàn, và ngược lại.

Nghe qua thì những biện pháp này có thể khiến bạn cảm thấy như đang “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”, nhưng có thể rất cần thiết cho tới khi bạn có được việc làm và có lương.

2. Đặt câu hỏi “Liệu mình có cần thứ này không?”
Trước hết, hãy dừng ngay việc mua sắm những thứ không cần thiết. Khi vào siêu thị hay cửa hàng tiện ích, bạn nên “kiềm chế” trước những món đồ có khả năng bị bỏ xó sau khi mua về, hoặc những thứ bạn có thể mua được ở một nơi khác với giá rẻ hơn. 

Tiếp đó, khi chuẩn bị tiêu tiền cho bất kỳ một thứ gì, hãy hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần nó. Trong nhiều trường hợp, câu trả lời sẽ là “không”.

3. Xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu
Nếu tình hình “bi đát” đến mức bạn gặp khó khăn trong thanh toán các khoản chi, bạn cần phải xếp thứ tự ưu tiên cho chúng theo các cấp bậc từ các khoản cần phải thanh toán ngay và khoản có thể đợi.

Chẳng hạn, bạn phải dành ra những khoản cố định để trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, trong khi việc sắm một đôi giày hay chiếc điện thoại mới có thể gác lại “dài dài”.

4. Tiết kiệm chi phí tìm việc
Tìm việc không chỉ ngốn của bạn nhiều thời gian, công sức mà cả tiền bạc. Có nhiều khoản phải chi trong quá trình tìm việc, chẳng hạn tiền xăng xe, điện thoại, tiền mua hồ sơ, tiền “đầu tư” cho các mối quan hệ xin việc… Hãy cố gắng tiết kiệm nhiều nhất ở mức có thể, nhưng vẫn cần đảm bảo để bạn kiếm được một công việc mới.

Và khi bạn đã tìm được việc, đừng vội mừng mà mạnh tay chi tiêu trở lại. Hãy tiếp tục các biện pháp tiết kiệm. Một khi kiểm soát được các hóa đơn, bạn sẽ luôn ổn về tài chính.
Phương Anh-Theo CareerBliss

,
Bình luận của bạn:
Bài mới: Bài viết liên quan:

0 nhận xét